Bánh đa cá rô đồng, hương vị Bắc trên đất Sài Gòn

Xa quê, lập nghiệp chốn thị thành chỉ vài tháng hay hết cả cuộc đời, những người con của ruộng đồng rạ rơm vẫn quay quắt nhớ về vùng đất đã sinh ra và nuôi ta trưởng thành, nỗi nhớ có phần da diết hơn khi bất chợt ta bắt gặp món quà quê…

Tọa lạc tại địa chỉ 234 Trương Vĩnh Ký, Tân Sơn Nhì, Tân Phú (TP.HCM) một địa điểm rất dễ tìm kiếm.

Bún cá rô đồng “Ba chị em” có địa chỉ tại 234 Trương Vĩnh Ký, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM là một trong những quán bán món ăn dân dã mang nặng ký ức tuổi thơ của bao người con xứ Bắc. Món quà quê giữa phố thị đưa ta về với tuổi thơ thấm đượm yêu thương. Món ăn chủ lực ở đây là bún và bánh đa cá rô đồng (riêng bánh đa có bánh trắng và bánh cua).

Xuất phát từ những ngày thực hiện giãn cách xã hội bởi đại dịch Covid 19, ba chị em gái quê ở Hưng Yên, người làm công nhân thất nghiệp, người bán buôn ế ẩm; để kiếm kế sinh nhai sau đại dịch, chị Vân đã đi học nấu phở để mở quán ăn. Thế nhưng nỗi niềm quê hương khiến chị cứ đau đáu nhớ về những năm tháng tuổi thơ mà ba chị em ở nhà xúm xít rút xương cá rô sau mỗi lần bố đi làm đồng mang về để mẹ nấu canh bánh đa cho bữa trưa xum tụ gia đình. Cũng vì nỗi niềm quê hương và kỷ niệm tuổi thơ nên ba chị em gái Hân, Vân, Hiển đã quyết định mở quán Bún cá rô đồng “Ba chị em”.

Những nguyên liệu cơ bản tạo nên món ngon Bánh đa cá rô đồng tại quán “Ba chị em”.

Vùng đồng bằng Sông Hồng đã nhiều đời gắn với lúa nước, vì vậy đã sản sinh ra nhiều món ngon trứ danh, trong đó có bánh đa là đặc sản nức tiếng. Bánh được tráng và phơi nhẹ, sau đó được cắt thành sợi và phơi dưới ánh nắng tự nhiên, từ đó tạo nên món bánh đa với sợi mềm, dai, mỏng, đặc trưng khác với các loại loại mì, bún, phở. Chị Vân chia sẻ, trước đây cuộc sống của quê hương chị còn khó khăn chỉ có con cua, con cá là sẵn ngoài đồng, bà con bắt về giã và đem nấu với bánh đa để thưởng thức. Nhờ có hương vị đặc biệt riêng mà bánh đa cá rô đồng đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của nhiều làng quê Bắc Bộ. Tuy mỗi địa phương cũng có một chút khác biệt nhẹ, nhưng món bánh đa cá rô đồng “Ba chị em”, có thể được ví như “xứ giả” thể hiện chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của ẩm thực Bắc Bộ giữa phố thị Sài Gòn với hàng ngàn món ăn đặc trưng của các dân tộc và vùng miền hội tụ về đây.

Bánh đa cá rô đồng, một lần thưởng thức sẽ trở lại lần sau.

Tìm về hoài niệm của món quà quê từ tấm bé, cùng với sự tinh tế trong cách chế biến, “Ba chị em” đã tạo nên món bánh đa cá rô đồng ngon không thể lẫn vào đâu được, với bí quyết mà “có nói ra cũng khó có người bắt chước” như lời chị Hân chia sẻ. Tô bánh đa hay bún cá rô đồng ở đây với thành phần chính là bánh đa hay bún, nước dùng được chế biến từ xương cá xay nhuyễn lọc kỹ giàu chất can xi, thịt cá rô đồng phi lê (chiên giòn hoặc hấp), chả lá lốt, chả cá sụn, thêm chút hương vị mẻ trắng, rau cần nước, lá thanh hao (thì là), ăn kèm với rau cải con (cải non), lá tía tô… Thực khách cũng có thể nêm thêm tỏi ngâm giấm, tương ớt, măng chua theo khẩu vị để tô thức ăn đậm đà hương vị mà bất cứ ai đã một lần thưởng thức món ăn ở đây đều nhớ và tìm cách trở lại.

Bún cá rô đồng, món ăn mang phong vị Bắc.

Món bún hay bánh đa cá rô đồng ở quán “Ba chị em” không chỉ ngon, hấp dẫn mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với khu vực sơ chế và thức ăn chín được bố trí cách biệt, tất cả nguyên liệu đầu vào đều do chị Hân trực tiếp đi chợ lựa chọn từng thứ để có rau, cá còn tươi ngon, riêng món rau ăn kèm chị chọn cải non chứ không chọn cải mầm vì theo chị “rau mầm có thể còn dư chất bảo quản, ăn vào có hại cho sức khỏe con người”.

Để được thưởng thức món bún hay bánh đa cá rô đồng của “Ba chị em”, thực khách đến đây có thể gọi trên các ứng dụng Foody, Grab food, Shopee food, Be food hoặc đến ăn trực tiếp tại 234 Trương Vĩnh Ký, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM. Cách thanh toán cũng rất tiện lợi bằng QR code hoặc tiền mặt. Tùy vào yêu cầu của thực khách, tô bún hay bánh đa cá rô đồng ở đây dao động chỉ vài chục ngàn đồng, nhưng chất lượng thì có người gọi nói vui là “không còn chỗ chứa”, bởi lẽ “Ngon là một chuyện, chúng em là những người từ nông thôn lao động vất vả nên hiểu bữa ăn sáng phải ăn no, vả lại món ăn chúng em chế biến không có mỡ nên cũng phù hợp với rất nhiều người” – Chị Vân chia sẻ.

Khác hàng Nam bộ thích thú với món ăn truyền thống Bắc.

Mỗi chúng ta đều có một quê hương với những kỷ niệm đẹp về nơi chôn nhau cắt rốn rất đặc biệt và in sâu vào tâm trí mỗi người để nao lòng, để gợi nhớ bao ký ức ngày xưa với những vần thơ êm đềm, dịu mát, yên ả của một buổi chiều quê, hình ảnh con sông, bến nước, con đò … Và chắc chắn trong trái tim sẽ không thể nào thiếu được những món ăn dân dã từ thuở ấu thơ mà cho dù có ở phương trời nào cũng vẫn khiến ta nhớ về câu ca “quê hương ta bánh đa bánh đúc”.

Yphong

bài viết cùng chuyên mục

Linh thiêng Phù Sơn tự

Tương truyền có vị tu sĩ râu tóc bạc trắng ẩn tu trong ngôi chùa [...]

Bánh đa cá rô đồng, hương vị Bắc trên đất Sài Gòn

Xa quê, lập nghiệp chốn thị thành chỉ vài tháng hay hết cả cuộc đời, [...]

Hà Nội trở lạnh, đến phố Châu Long ăn bát bánh đúc nóng hổi

Mùa đông đã đến ở Hà Nội, hàng bánh đúc nóng của chị My nhỏ [...]

Mùa đông đi ăn bún ốc nổi tiếng ở phố Nguyễn Siêu

Quán bún ốc nhỏ của cô Huệ rất nổi tiếng tại Hà Nội. Mỗi sáng [...]

Trình chiếu ‘Bình minh đỏ’, ‘Đào, Phở và Piano’ nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Giới thiệu phim “Bình minh đỏ”. Ảnh: Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam Tuần [...]

Ưu tiên phát triển du lịch nông thôn – nền tảng của du lịch bền vững trên toàn cầu

Du khách trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ảnh [...]

5 hành động văn minh trên chuyến bay mùa cao điểm

“Demure” là từ khóa thịnh hành của năm 2024, chỉ hành vi của du khách [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *