
Khu Phố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của các thời kỳ, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để nhận diện bản sắc văn hóa đô thị của Thủ đô. Các giá trị này không chỉ là những di tích, ngôi nhà cổ với đặc thù về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc mà còn là giá trị văn hóa tồn tại bên trong từng ngôi nhà, gia đình, con người thông qua những nét sinh hoạt thường nhật, hoạt động ẩm thực, lễ hội…
Năm 2004, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia khu Phố cổ Hà Nội, một dấu mốc đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo khu vực này. Cũng trong năm 2004, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức không gian đi bộ đầu tiên kết hợp với phát triển dịch vụ – thương mại – du lịch ở Hà Nội trên tuyến phố Hàng Đào – Đồng Xuân.
20 năm qua là một chặng đường cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản với sự chung tay của các cấp lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia văn hóa, cán bộ làm công tác bảo tồn và cộng đồng, thể hiện sự nỗ lực, tâm huyết gìn giữ những giá trị tinh hoa của đô thị di sản, kết hợp phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch. Khu Phố cổ Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch trong nước và thu hút đông đảo du khách quốc tế.
Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa ở quận Hoàn Kiếm đã đạt được một số kết quả nhất định. Các giá trị di sản vật thể luôn được quan tâm bảo tồn, tôn tạo; giá trị di sản phi vật thể được phục hồi và phát huy. Các lễ hội được khôi phục gắn với các ngày lễ lớn như: Lễ hội Vua Lê đăng quang; lễ hội đền Bạch Mã; lễ hội đình Yên Thái, đình Kim Ngân; lễ hội Trung thu Phố cổ… Đã có trên 1.000 cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu tác phẩm nghệ thuật, trình diễn nghề truyền thống, biểu diễn âm nhạc truyền thống, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động trải nghiệm, tương tác được tổ chức.
Đặc biệt, Không gian đi bộ với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, đa dạng ở quận Hoàn Kiếm đã góp phần tạo ra một sản phẩm du lịch mới của thành phố, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời đã tạo ra không gian văn hóa giá trị mới cho nhân dân Thủ đô, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên tuyến phố về bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch trong khu Phố cổ.
Lần lượt các năm 2014, 2016, quận Hoàn Kiếm có thêm không gian đi bộ trong khu Phố cổ Hà Nội cùng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Năm 2020, việc mở rộng không gian đi bộ từ khu vực phía Nam Phố cổ tới khu vực phía Bắc hồ Hoàn Kiếm nhằm tạo sự kết nối giữa 2 không gian đi bộ đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, du khách đến tham quan, thưởng ngoại, du lịch văn hóa và mua sắm, ẩm thực.
Các không gian đi bộ ở Hoàn Kiếm ngày càng được mở rộng và hoạt động hiệu quả. Quận đã tổ chức 9.345 buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống và đương đại, trong đó có 2.461 buổi biểu diễn tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và 6.884 buổi biểu diễn tại tuyến phố đi bộ khu Phố cổ Hà Nội.
Lễ kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ sẽ diễn ra tối 30/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 phố Hàng Buồm. Đây dịp để quận Hoàn Kiếm điểm lại những dự án, hoạt động đã triển khai; đưa ra định hướng, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị khu Phố cổ Hà Nội cũng như tổ chức hiệu quả các không gian đi bộ, không gian công cộng theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và đặc biệt là thực hiện Luật Thủ đô (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025).
Nhân dịp này, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức trưng bày, giới thiệu một số hình ảnh, dự án, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị khu Phố cổ Hà Nội và hoạt động của không gian đi bộ tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm, từ ngày 1-15/12. Cùng với đó là các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc truyền thống, triển lãm, trải nghiệm giới thiệu làng nghề – phố nghề… tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm từ ngày 29/11 đến ngày 1/12 và tại các địa điểm: Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội số 50 phố Đào Duy Từ, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây, đình Kim Ngân số 42 – 44 phố Hàng Bạc từ ngày 29/11 đến ngày 15/12.
Nguồn bài viết : https://baotintuc.vn/du-lich/khu-pho-co-ha-noi-da-tro-thanh-diem-den-hap-dan-du-khach-20241128163623084.htm
bài viết cùng chuyên mục
Linh thiêng Phù Sơn tự
Tương truyền có vị tu sĩ râu tóc bạc trắng ẩn tu trong ngôi chùa [...]
Th2
Bánh đa cá rô đồng, hương vị Bắc trên đất Sài Gòn
Xa quê, lập nghiệp chốn thị thành chỉ vài tháng hay hết cả cuộc đời, [...]
Th1
Hà Nội trở lạnh, đến phố Châu Long ăn bát bánh đúc nóng hổi
Mùa đông đã đến ở Hà Nội, hàng bánh đúc nóng của chị My nhỏ [...]
Th12
Mùa đông đi ăn bún ốc nổi tiếng ở phố Nguyễn Siêu
Quán bún ốc nhỏ của cô Huệ rất nổi tiếng tại Hà Nội. Mỗi sáng [...]
Th12
Trình chiếu ‘Bình minh đỏ’, ‘Đào, Phở và Piano’ nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giới thiệu phim “Bình minh đỏ”. Ảnh: Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam Tuần [...]
Th12
Ưu tiên phát triển du lịch nông thôn – nền tảng của du lịch bền vững trên toàn cầu
Du khách trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ảnh [...]
Th12
Tổng đạo diễn Phạm Hoàng Giang: Đem hết cảm xúc yêu mến, say mê thành phố ngàn hoa vào đêm khai mạc Festival Hoa Đà Lạt
Hơn 15.000 người dân tỉnh Lâm Đồng và du khách xem trực tiếp Khai mạc [...]
Th12
5 hành động văn minh trên chuyến bay mùa cao điểm
“Demure” là từ khóa thịnh hành của năm 2024, chỉ hành vi của du khách [...]
Th12